Giai đoạn nguy hiểm nhất của một chuyến bay là gì?
Việc nhận diện ra giai đoạn nguy hiểm nhất của một chuyến bay sẽ giúp bạn chuẩn bị cho mình tâm thế và những kiến thức cần thiết để thoát khỏi nỗi sợ máy bay hay có những phản ứng phù hợp để giúp mình có được những hành trình bay trọn vẹn.
Thời điểm máy bay hạ cánh và cất cánh được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất của chuyến bay
Các bạn có biết rằng giai đoạn cất và hạ cánh chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của chuyến bay. Mặc dù 2 giai đoạn này chỉ chiếm từ 2% đến 4% thời gian của một chuyến bay.
Theo đó, nguyên nhân chính dẫn đến những mối nguy hiểm của hai giai đoạn này là thời gian để phản ứng lại với các tình huống nguy hiểm. Bởi theo tính toán, khi ở trên độ cao 10.000m phi công sẽ có thời gian và không gian vô cùng nhiều để xử lý các sự cố. Nhưng nếu các vấn đề bất ngờ xảy ra trên mặt đất, thì phi công sẽ không có nhiều thời gian để xử lý các sự cố như: động cơ hỏng, thiết bị hạ cánh bị kẹt, nhiễu động do thời tiết xấu hoặc máy bay gặp phải các vật cản trên đường băng…
Bên cạnh đó, quá trình cất và hạ cánh đòi hỏi sự tập trung rất cao từ tất cả phi hành đoàn. Đối với một máy bay thông thường thời gian cất cánh chỉ kéo dài từ 30 đến 35 giây, khi một động cơ bị hỏng hoặc thiết bị hạ cánh bị kẹt, người phi công sẽ chỉ có vài giây để đưa ra quyết định.
Mọi thay đổi liên quan đến chuyến bay sẽ được phi công thông báo đến tiếp viên
Tuy nhiên so với việc cất cánh thì việc hạ cánh lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Bởi trong giai đoạn hạ cánh phi công sẽ phải liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu để có thể hạ cánh xuống đúng đường băng được chỉ dẫn. Bên cạnh đó, phi công cũng chính là người thông báo cho phi hành đoàn quá trình hạ cánh sắp diễn ra để có những điều chỉnh và lưu ý với hành khách.
Quy trình khi máy bay hạ cánh cũng gần giống như lúc cất cánh, tuy nhiên lúc này máy bay sẽ lao xuống mặt đất thay vì hướng lên bầu trời. Khi máy bay hạ cánh cũng rất nguy hiểm, bởi bất kỳ ảnh hưởng nào của gió hoặc thứ gì tương tự cũng có thể khiến máy bay mất cân bằng và ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với khi cất cánh.
Chính vì những lý do này, nên trước lúc máy bay cất và hạ cánh, tất cả các hành khách nên thắt dây an toàn, dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn phía trước và mở tấm che cửa sổ. Đặc biệt, các bạn nên theo dõi và nghe theo mọi hướng dẫn của đội ngũ tiếp viên hàng không hướng dẫn an toàn bay.
Hành khách cần chú ý theo dõi hướng dẫn an toàn bay từ tiếp viên hàng không
Bên cạnh đó, trong giai đoạn máy bay cất và hạ cánh các bạn cũng không nên đi vệ sinh hay di chuyển ở khu vực lối đi trên máy bay. Bởi khi máy bay có sự thay đổi độ cao một cách đột ngột việc di chuyển sẽ rất dễ khiến cho bạn bị ngã, gây nguy hiểm cho bạn hoặc các hành khách khác.
Khi máy bay dừng và được tiếp viên thông báo thì các bạn mới nên đứng dậy hoặc rời khỏi chỗ ngồi của mình.
Trên đây chính là một số lưu ý hữu ích về các giai đoạn nguy hiểm nhất của một chuyến bay các bạn cần lưu ý để chuẩn bị cho mình có những hành trình bay thật an toàn. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu đặt vé máy bay, đừng quên liên hệ đến tổng đài 1900 6091 của ABAY để được tư vấn, hỗ trợ tận tâm và hiệu quả.
T.Ba, 14/11/2023 15:52