Hành khách từng bị đột quỵ có nên di chuyển bằng máy bay?
Việc di chuyển bằng máy bay có sự khác biệt rất nhiều so với nhiều phương tiện giao thông đường bộ hay đường thủy, do tính chất thay đổi về môi trường, áp suất… có thể sẽ không tốt cho một số hành khách vốn đã mang bệnh lý trong cơ thể. Chính vì vậy, một trong những thắc mắc của nhiều người là sau khi bị đột quỵ có nên di chuyển bằng máy bay không? Cùng ABAY đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Đột quỵ là gì?
Trước hết, bạn cần hiểu cơ bản, chứng đột quỵ là một dạng tổn thương đến não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc suy giảm đáng kể. Vào chính khoảnh khắc bị gián đoạn này, có khi chỉ trong vài phút ngắn ngủi, não bị thiếu oxy và dinh dưỡng đột ngột, dẫn tới các tế bào não sẽ bị “chết” vào vài phút đó. Nếu không được cấp cứu kịp thời để giúp việc máu lên não trở lại bình thường, sẽ nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến bộ não. Trong y học, chứng đột quỵ còn có tên khác là tai biến mạch máu não.
Bệnh nhân sau đột quỵ có nên đi máy bay không?
Do đột quỵ là chứng tổn thương não, mà môi trường máy bay lại thay đổi áp suất, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, nên có rất nhiều hành khách lo lắng rằng, sau đột quỵ mà đi máy bay có thể dẫn tới việc tái phát đột quỵ. Vậy thực chất như thế nào?
Theo Hội đột quỵ Anh cho biết:
- Bệnh nhân không nên đi máy bay trong vòng 2 tuần sau khi bị đột quỵ.
- Đối với các trường hợp đột quỵ nặng, có thể phải tránh đi máy bay trong vòng ít nhất 3 tháng, hoặc hơn nếu điều kiện sức khỏe chưa cho phép.
- Trường hợp đột quỵ nhẹ hoặc chỉ là những cơn thiếu máu não thoáng qua, nếu đã hồi phục hoàn toàn thì có thể đi máy bay sau ít nhất 3-10 ngày.
Và trên thực tế, rất hiếm có trường hợp người đi máy bay bị tái phát cơn đột quỵ khi đang trên máy bay.
Bệnh nhân không nên đi máy bay trong vòng 2 tuần sau khi bị đột quỵ
Hành khách có tiền sử bị đột quỵ đi máy bay cần lưu ý gì?
Nếu từng bị đột quỵ và cần di chuyển bằng máy bay, điều mà bạn cần lưu tâm chính là trên máy bay phải ngồi lâu, dẫn tới dễ hình thành các cục máu đông, rất nguy hiểm khi chúng gây ra tắc mạch phổi. Chính vì vậy, bệnh nhân sau đột quỵ đi máy bay cần lưu ý:
- Nên đi tất khi ngồi trên máy bay, đi giày dép rộng rãi, mặc quần áo thoáng mát. Điều này giúp máu dễ lưu thông.
- Chọn vị trí ngồi thoải mái để dễ dàng co duỗi chân. Ghế ngồi cũng nên ở vị trí dễ di chuyển. Ngoại trừ các thời điểm máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, bệnh nhân nên vận động hoặc đi lại nhẹ nhàng để tránh việc ngồi quá lâu.
- Đặc biệt, uống nhiều nước và tuyệt đối không uống rượu khi trên máy bay.
- Trước khi mua vé máy bay, hành khách từng bị đột quỵ cần trao đổi với bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe và tư vấn xem có nên đi máy bay không, hay cần chuyển sang một phương tiện khác an toàn hơn.
- Khi đặt vé máy bay, hành khách cũng cần thông báo tình trạng sức khỏe cụ thể với nhân viên hãng, phòng vé hoặc đại lý để được lưu ý, hoặc nếu bạn cần sự hỗ trợ đặc biệt (xe đẩy, tiếp viên đi cùng…) hay chọn trước chỗ ngồi rộng rãi.
- Các bệnh nhân chưa từng bị đột quỵ, nhưng đã có tiền sử các bệnh như cao huyết áp, các bệnh lý tim mạch, thiếu máu… cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ khi đi máy bay. Hành khách nên lưu ý điều này để cẩn trọng khi quyết định lựa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển.
Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho những chuyến bay sắp tới.
Bệnh nhân nên lựa chọn chỗ ngồi trên máy bay rộng rãi, dễ di chuyển để giúp máu lưu thông
Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào hoặc có nhu cầu đặt vé máy bay, đừng ngần ngại liên hệ
ABAY qua hotline
1900 6091 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.
T.Hai, 14/06/2021 15:51