Đường ven Sông Lam cách thành phố không xa, nối giữa cầu Bến Thủy, lâm viên Núi Quyết với Cửa Lò, đi qua rừng bần Hưng Hòa với hệ sinh thái đa dạng gồm nhiều động vật, thực vật quý. Đây là tuyến đường "xanh - sạch - đẹp" của thành phố Vinh và là nơi đi dạo lý tưởng cho nhân dâ ...
Đến Vinh, ngoài việc thưởng thức những món đặc sản như cháo lươn, bánh bèo, cam Vinh...bạn không thể bỏ qua việc đi thăm những danh lam thắng cảnh của Vinh. Đặc biệt hơn, nếu được thưởng ngoạn những cảnh đẹp ấy trên một chiếc du thuyền xuôi dòng sông Lam thơ mộng thì đúng là không còn gì bằng.
Sông Lam xưa có tên là Sông Cả (sông mẹ). Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏđổ về như: Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, sông La... Có lẽ do màu nước trong xanh lại chảy qua nhiều núi non, làng mạc tạo nên cảnhđẹp khác thường nên các nhà nho, các tao nhân mặc khách đã đặt cho sông những cái tên hoa mỹ: " Lam Giang", "Thanh Long Giang", "Lam Thuỷ"... đồng thời sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi vẻđẹp có một không hai của nó.
Từ xưa, người xứ Nghệ, Thành Vinh đã ý thức được vẻ đẹp của con sông, gửi gắm ước vọng được tiên giao, thưởng ngoạn cảnh đẹp trên sông.
Nhưng đất nước, quê hương dằng dặc chiến chinh, dòng sông quặn mình trong đạn réo bom gầm, ước vọng ấy không được thực hiện trọn vẹn. Giặc tan rồi, trời xanh thắm lại, nước chảy bình yên, cầu Bến Thuỷ cùng bao nhịp cầu sừng sững bắc qua sông làm cho dòng sông thêm hấp dẫn. Thành phố Vinh cũng ngày càng vươn mình rạng rỡ bên sông.
Từ Cầu Phao - nơi "Bến phà thép" anh hùng năm xưa, bạn có thể ngược dòng Lam ghé thăm Đền Củi (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) là ngôi đền có tiếng linh thiêng, toạ lạc dưới chân núi Ngũ Mã sát bên bờ sông. Rời Đền củi, du khách tiếp tục ghé thăm Đình Hoành Sơn (Nam trung - Nam Đàn) - nơi ghi đấu bao chiến tích lịch sử, với kiến trúc hài hoà đẹp mắt. Trên đường đi bạn sẽ vừa được nghe các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh tha thiết, vừa được ngắm cảnh cầu Yên Xuân, tận hưởng không khí thanh bình của xóm mạc, nương ngô, bãi mía hai bên bờ sông, ngắm dãy Lam Thành - lỵ sở của các triều đại phong kiến Trần Lê. Hành trình tiếp theo là ghé bến Sa Nam "trên chợ - dưới thuyền", ghé thăm núi Đụn (Hùng Sơn) - căn cứ địa của Mai Hắc Đế, thăm đền thờ và lăng mộ vua Mai ở ven sông.
Thuyền xuôi về Bến Thuỷ, bạn có thể ghé Núi Quyết thăm vết tích của Phượng Hoàng Trung Đô, lên Võng đài trên núi ngắm toàn cảnh thành phố Vinh, phóng tầm mắt sang bờ bên kia ngắm 99 ngọn núi Hồng nhấp nhô trùng điệp. Ngoài ra bạn có thể xuống thuyền xuôi cầu Bến Thuỷ, cảng Bến Thuỷ, qua con đê Tả Lam như cánh tay ôm ấp xóm làng. Làng Cẩm Mỹ nay gọi là Xuân Giang 2 (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) tựa như hòn đảo nhỏ giữa sông, bãi cát trải dài ra tận mép nước chấp chới cánh cò cánh vạc. Phong cảnh thật là ngoạn mục có một không hai.
Thuyền ghé rừng Bần Hưng Hoà - Một điểm du lịch sinh thái độc đáo của thành phố Vinh. Đây là một dải rừng ngập mặn kéo dài theo sông trên 3km, rộng 500 - 600m. Chiều tối, từng đàn cò về đậu trắng trên cây. Đối diện với rừng bần là khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du chỉ cách bờ sông vài trăm mét. Rời rừng bần, du thuyền xuôi ra cửa biển Hội Thống, Đảo Ngư, không còn núi non song lại có những dải rừng phi lao, bạch đàn ngút mắt, lòng sông ngày càng mở rộng, gió biển lồng lộng thổi vào sẽ khiến tâm hồn những ai tới đây phơi phới rộng mở cùng dòng sông.
Đường ven Sông Lam cách thành phố không xa, nối giữa cầu Bến Thủy, lâm viên Núi Quyết với Cửa Lò, đi qua rừng bần Hưng Hòa với hệ sinh thái đa dạng gồm nhiều động vật, thực vật quý. Đây là tuyến đường "xanh - sạch - đẹp" của thành phố Vinh và là nơi đi dạo lý tưởng cho nhân dân thành phố và du khách.