Thành cổ Vinh
Thành cổ Vinh, còn gọi là thành Nghệ An, thuộc thành phố Vinh. Thành được xây từ năm 1804 đời vua Gia Long, ban đầu thành xây bằng đất. Đến đời vua Minh Mạng, năm 1831 thành được xây bằng đá ong với quy mô to lớn, kiên cố hơn. Thành có 6 cạnh, 6 góc, chu vi khoảng 2.520m. Trên mặt thành có bố trí các công trình quân sự chiến đấu. Sử sách ghi rằng, chiếm được Phú Xuân (năm 1802), Nguyễn Vương (1762-1820) lên ...
Thành cổ Vinh, còn gọi là thành Nghệ An, thuộc thành phố Vinh. Thành được xây từ năm 1804 đời vua Gia Long, ban đầu thành xây bằng đất. Đến đời vua Minh Mạng, năm 1831 thành được xây bằng đá ong với quy mô to lớn, kiên cố hơn. Thành có 6 cạnh, 6 góc, chu vi khoảng 2.520m. Trên mặt thành có bố trí các công trình quân sự chiến đấu.
Sử sách ghi rằng, chiếm được Phú Xuân (năm 1802), Nguyễn Vương (1762-1820) lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Sau khi lên ngôi vị vua này đưa quân tiến ra đất Bắc. Ðến tháng 6 cùng năm, vua Gia Long thống nhất được sơn hà, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài gần 300 năm. Đến năm 1803, Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên (Khu vực Thành cổ bây giờ) nằm phía Tây Bắc núi Dũng Quyết (P.Trung Đô, TP Vinh ngày nay) để xây thành Nghệ An bằng đất. Khi vua Gia Long băng hà, Nguyễn Phúc Đảm (con thứ 4 của vua Gia Long) lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng (1791-1840) mới cho xây lại thành Nghệ An bằng đá ong theo kiểu Vô-băng.
Khi “phục dựng” lại Thành, vua Minh Mạng đã huy động tổng lực nhiều sức dân và sức của. Sách ghi: Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42m), diện tích 420 nghìn m2; bao quanh Thành là hệ thống hào (gọi là Hồ Thành) rộng 7 trượng (28m), sâu 8 thước ta (3,2m). Ngay từ lúc khởi công, Triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời vua Tự Đức (1829-1883), để tiếp tục nâng cấp triều đình đã phải sử dụng 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu (cách Vinh gần 50 cây số) và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía. Tổng kinh phí hoàn thành là 3.688 quan tiền - một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ.
Việc chọn đất và hướng xây thành là dựa trên thuyết phong thủy phương Đông. Phía đông nam thành là dãy núi Hồng Lĩnh gắn liền với huyền thoại 100 con chim phượng hoàng đi tìm tổ ấm, phía tây thành là dãy Thiên Nhẫn với 1.000 đỉnh, phía trước mặt có dãy Lam Thành với ba ngọn Triều Khẩu, Phượng Hoàng, Nghĩa Liệt đứng kề ngã ba Tam Chế của sông Lam, làm tiền án, ngay phía trước mặt là sông Cồn Mộc quanh co đổ ra ngã ba Hạc làm tiền thủy.
Thành có tường cao 4,8m bao xung quanh có hào sâu và rộng. Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền - một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ. Thành Vinh có 3 cửa ra vào: cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu, không có cửa Hậu.
Thành Vinh ra đời nhằm tạo ra một trung tâm chính trị, quân sự, vừa là một công trình phòng thủ của tỉnh Nghệ An nhưng chế độ phong kiến nhà Nguyễn đang trên con đường suy vong nên thành Vinh chưa phát huy được vai trò tích cực theo ý đồ thiết kế mà sớm thành trung tâm chống đối lại các phong trào yêu nước, đã trở thành chứng tích của một thời kỳ bi thương mà hào hùng của nhân dân Nghệ An.
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành Vinh hầu như là phế tích, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Gần đây thành cổ Vinh đang được tu tạo lại để xứng đáng với vị thế lịch sử của mình và trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.
Hệ thống dat ve may bay trực tuyến www.abay.vn luôn cập nhật và cung cấp vé máy bay tới Vinh và nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống cho phép khách hàng có thể so sánh gia ve may bay của hơn 100 hãng hàng không và book vé máy bay Vinh một cách nhanh chóng qua hệ thống thanh toán tiện lợi với mức giá tốt nhất và đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng phục vụ 24/7.
T.Hai, 25/04/2016 09:01