Tìm hiểu về tôn giáo ở Hồng Kông
Tự do tôn giáo là một trong những lý do giải thích vì sao Hồng Kông lại có nhiều giáo phái đến như vậy: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Hindu giáo… nhưng trên hết vẫn là Phật giáo. Ở Hồng Kông Phật giáo được phép tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội như trường học, bệnh viên, thành lập các quỹ từ thiện… Nhìn chung Hồng Kông là một trong những khu vực mà phật giáo phát triển và có những hoạt động sôi ...
Tự do tôn giáo là một trong những lý do giải thích vì sao Hồng Kông lại có nhiều giáo phái đến như vậy: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Hindu giáo… nhưng trên hết vẫn là Phật giáo. Ở Hồng Kông Phật giáo được phép tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội như trường học, bệnh viên, thành lập các quỹ từ thiện… Nhìn chung Hồng Kông là một trong những khu vực mà phật giáo phát triển và có những hoạt động sôi nổi nhất nhì khu vực châu Á.
Hồng Kông được hưởng mức độ tự do tôn giáo cao, một quyền được gìn giữ thiêng liêng và được bảo vệ thông qua bản hiến pháp của mình là Luật Cơ bản. Đa số dân chúng Hồng Kông, khoảng 6 triêu người, theo Phật giáo kiểu dân gian giống như ở Trung Hoa đại lục. Tổng số dân Hồng Kông ít hơn 7 triệu người, tức là khoảng gần 90% dân chúng theo Phật giáo (xem Phật giáo theo quốc gia). Một cộng đồng Kitô giáo có quy mô đáng kể hiện diện ở đây với khoảng 500.000 dân, chiếm 7% tổng dân số; cộng đồng này gần như chia đều giữa Công giáo và Tin Lành. Cũng có khoảng 200.000 tín đồ theo Phật giáo và Đạo giáo chính thống. Ngoài các tôn giáo lớn ra, còn có một số tín đồ theo các tôn giáo khác nữa, bao gồm 23.000 tín đồ Mormon, 3.000 Do Thái giáo và một số tín đồ Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Sikh và Bahá'í. Ngoài các chức năng tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo đã thiết lập trường học và cung cấp các tiện ích phúc lợi xã hội.
Tính ngưỡng tôn giáo của Hồng Kông có liên hệ với vai trò lúc ban sơ của khu vực này là một làng chài. Thiên Hậu (hay Mụ Tổ), thần bảo hộ những người đi biển, đã được tôn thờ với nhiều đền thờ khắp Hồng Kông trong 300 năm qua. Hồng Thánh, một vị thần bảo hộ những người đi biển khác, cũng được tôn thờ trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, các cư dân Hồng Kông, đặc biệt là những người thuộc thế hế hệ già tuổi hơn, thường viếng các đền chùa Đạo giáo và Phật giáo để cầu xin thần linh ban phước lành, sức khỏe hoặc cầu phát tài. Người ta dâng lễ trái cây hoặc thực phẩm và đốt nhang để cầu khấn.
Với việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc, đã có một số quan ngại đáng kể về quyền tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Cho đến nay, nỗi lo ngại này đã tỏ ra không có căn cứ. Dù Bắc Kinh đã cấm giáo phái Pháp Luân Công năm 1999, những môn đồ của giáo phái này vẫn được tự do hành đạo môn phái này ở Hồng Kông. Tương tự, Nhà thờ Công giáo được tự do bổ nhiệm các linh mục của mình ở Hồng Kông, không giống như ở Trung Hoa đại lục nơi thể chế 'Công giáo' được công nhận là Hội ái quốc Thiên Chúa giáo Trung Quốc-nơi mà các giám mục và các mục sư được Bắc Kinh bổ nhiệm (dù cũng có một bộ phận bất hợp pháp và không chính thức của nhà thờ Công giáo vẫn giữ liên lạc với Tòa thánh Vatican). Một vấn đề lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Vatican là việc Bắc Kinh cứ khăng khăng yêu cầu Vatican chấm dứt quan hệ với Trung Hoa Dân quốc.
Hồng Kông là nơi duy nhất ở Trung Quốc có những người truyền giáo từ Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Nhà thờ Mormon) có thể tu hành. Nhà thờ này có một đền ở Hồng Kông được Gordon B. Hinckley hiến dâng vào ngày 26-27 tháng 5 năm 1996. Các thành viên của Nhà thờ xem Hinkley, chủ tịch của Nhà thờ này, là một giáo đồ của Chúa.
Phật giáo một trong ba tôn giáo chính (Ca tô giáo và Tin lành giáo) tại Hồng Kông, những tôn giáo nhỏ khác là Lão giáo, Khổng giáo, Ấn giáo và Do Thái giáo . Phật giáo được truyền bá đến Hồng Kông từ Trung Hoa khoảng 1.500 năm về trước. Hiện tại có trên 1 triệu Phật tử, 400 tự viện và 30 tổ chức Phật giáo tại Hồng Kông, trong đó nổi bật nhất là Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông (Hong Kong Buddhist Association) là tổ chức lớn nhất và là tổ chức lãnh đạo Phật giáo tại xứ sở này. Trước khi sát nhập với Trung Hoa vào ngày 01 tháng 07 năm 1997, Hồng Kông được đặt dưới luật pháp của Anh quốc và Phật giáo đã không được ưu đãi như Ca tô giáo và Tin lành giáo. Sau khi tái thống nhất, chính quyền mới đã tỏ ra quan tâm đến Phật giáo, trong đó đặc biệt là ngày lễ Phật Đản hằng năm, nhân dân các giới được nghỉ phép như là một ngày nghỉ lễ quốc gia và Phật giáo hiện nay đã trở thành tôn giáo chính và được hầu hết các cộng đồng tôn kính.
Hằng năm , Phật tử Hồng Kông thích nhất là lễ Phật đản, họ đợi chờ để được dự lễ tắm Phật ( Bathing the Buddha ceremony), và đón rước xe hoa Phật Đản đi nhiễu quanh thành phố Hương Cảng, truyền thống này đã tạo nên một niềm vui kỳ lạ cho cư dân Hồng Kông. Năm 1999, Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông đã tổ chức đại lễ Phật Đản với một lễ đài khổng lồ để tuyên dương công đức giáng hạ của ngài, lễ kéo dài đến bảy ngày, và có trên 40.000 người tham dự các khóa lễ. Nhiều tự viện PG ở Hồng Kông được xây dựng từ hằng trăm năm về trước với kiến trúc độc đáo mang dáng vẽ Đông phương đầy tính nghệ thuật, nổi bật nhất là chùa Bảo Liên, Chùa Tây Phương, Ni Viện Chí Liên… tất cả đều xây dựng theo kiểu kiến trúc phức hợp mang tính Đông phương, thu hút khách thập phương đến viếng mỗi năm.
Tự do tôn giáo là một trong những lý do giải thích vì sao Hồng Kông lại có nhiều giáo phái đến như vậy: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Hindu giáo… nhưng trên hết vẫn là Phật giáo. Ở Hồng Kông có khoảng 6 triệu Phật tử chiếm khoảng 90% dân số. Một trong những điểm thu hút khách du lịch của Hồng Kông chính là hệ thống những chùa chiến cổ kính với những kiến trúc độc đáo. Ở Hồng Kông Phật giáo được phép tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội như trường học, bệnh viên, thành lập các quỹ từ thiện… Nhìn chung Hồng Kông là một trong những khu vực mà phật giáo phát triển và có những hoạt động sôi nổi nhất nhì khu vực châu Á.
Một vài điểm du lịch tâm linh mà du khách có thể tham khảo như: Đền Wong Tai Sin (Hoàng Đại Tiên) là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng nhất không chỉ ở Hồng Kông mà ngay cả những người ở Trung Quốc đại lục cũng thường xuyên sang đây để cúng bái. Vào mỗi đêm giao thừa, trước đền Wong Tai Sin là hàng ngàn người dân đứng đợi trước cổng chỉ để được vào thắp những nén hương cầu mong may mắn, tài lộc cho năm mới. Miếu Thần Tài tại Vịnh Nước Cạn, người dân thường đến để cầu sức khoẻ, cầu duyên, cầu tự, cầu lộc, cầu thọ...
Hệ thống đặt vé máy bay trực tuyến www.abay.vn luôn cập nhật và cung cấp ve may bay đi Hong Kong gia re. Khách hàng có thể so sánh gia ve may bay của hơn 100 hãng hàng không và đặt vé máy bay trực tuyến một cách nhanh chóng qua hệ thống thanh toán tiện lợi với mức giá tốt nhất và đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng phục vụ 24/7.
T.Sáu, 22/04/2016 14:48