Sủi cảo - món ăn mang nhiều may mắn
Với người dân Trung Quốc, Sủi cảo là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng, đặc biệt là vào ngày tết. Đây là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình. Thành phần chính để chế biến Sủi cảo là sự kết hợp của hai loại gạo: gạo trắng và gạo nếp. Theo duy tâm, người Trung Quốc cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt giới kinh doanh thì càng tin hơn khi cho ...
Với người dân Trung Quốc, Sủi cảo là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng, đặc biệt là vào ngày tết. Đây là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình. Thành phần chính để chế biến Sủi cảo là sự kết hợp của hai loại gạo: gạo trắng và gạo nếp. Theo duy tâm, người Trung Quốc cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt giới kinh doanh thì càng tin hơn khi cho rằng ăn loại bánh kết hợp hai loại gạo này sẽ giúp cho họ “cầu được ước thấy” và cơ hội phát triển sự nghiệp sẽ rộng mở hơn.
Sủi cảo (còn gọi là bánh Chẻo hay là “jiao zi” (giảo tử - bánh xếp miếng) trùng âm với “jiao zii” (giao tử) là dành riêng cho giờ giao thừa), được xem là một phần trong nền văn hóa Trung Hoa. Vào thời Hán, thức ăn chế biến từ bột mì rất được chú trọng. Các món mì ra đời rất nhiều vào thời kỳ này, Sủi cảo cũng được chế biến thời kỳ này, tiền thân của Sủi cảo là Vằn thắn, lấy bột mì gói nhân thịt làm thành hình tròn đem luộc. Về sau có người thay đổi hình tròn Vằn thắn thành hình mặt trăng non, gọi là ''phấn giảo'', người miền Bắc gọi thành ''giao tử'' tức Sủi cảo.
Hình dáng của Sủi cảo cũng mưu cầu sự may mắn. Sủi cảo hình bán nguyệt, viền bánh phải được viền cho đều gọi là “viền phúc”. Còn kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau giống như một nén bạc để cầu mong cho cuộc sống tiền bạc dư dả, sung túc. Ngoài ra, Sủi cảo còn được người ta in hình bông lúa mì trên vỏ bánh để mong ước được một năm trồng trọt được mùa bội thu.
Sủi cảo là một trong những món ăn truyền thống của người Trung Quốc. Ngày tết ăn Sủi cảo đã trở thành tập tục của rất nhiều gia đình người Trung Quốc. Đặc biệt, các gia đình miền Bắc Trung Quốc, trong bữa cơm ngày cuối năm phải có món Sủi cảo. Hằng năm vào đêm giao thừa, các gia đình nhất định phải ăn sủi cảo. Bất kể là đi công tác, học tập hay làm ăn xa nhà, đều trở về đoàn tụ với gia đình. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui, đầm ấm trong bầu không khí bình an của ngày tết.
Người Trung Quốc, không ai là không biết Sủi cảo. Ngày nay, Sủi cảo là một trong những món ăn đại diện của dân tộc Trung Hoa, nó đã vượt ra ngoài biên giới, đến các nước Đông Nam Á, Âu Mỹ...Đây là loại thức ăn vỏ bột mỳ gói nhân rồi nấu ăn. Trước kia, sủi cảo chủ yếu là món ăn trong ngày tết, nhất là trong đêm giao thừa. Dần dần nó mới trở thành món ăn thường nhật của người dân. Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, hình dáng cho đến lúc ăn sủi cảo đều rất cầu kỳ.
Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau. Cần chuẩn bị đầy đủ thịt, rau và các loại gia giảm, cho lên thớt băm. Khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi dao to nhỏ khác nhau, khiến tiếng băm tiết tấu thay đổi lúc mạnh lúc nhẹ theo nhịp điệu, như một bản nhạc trầm bổng, truyền sang hàng xóm. Mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.
Sau khi làm xong nhân, gói sủi cảo theo hình thù gì cũng rất cầu kỳ. Phần lớn các khu vực đều gói hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là “viền phúc”. Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo bà con in hình bông lúa mỳ, chẳng khác nào những bông lúa mỳ trĩu hạt, với ngụ ý là sang năm mới ngũ cốc được mùa.
Gói xong, bắt đầu nấu. Đợi khi nước trong nồi sôi, bỏ sủi cảo vào nồi có một cảm giác như bỏ những sản phẩm nghệ thuật vào nồi nước trong vắt. Sau đó, lấy vợt quấy đến đáy nồi để cho sủi cảo không bị dính nồi. Trong khi nấu, thường là phải cho thêm 3 lần nước lạnh, vì trong tiếng Trung, từ này đồng âm với “phúc đi rồi lại đến”. Khoảng 10-20 phút sau là xong.
Trong cuộc sống hiện đại, văn hoá sủi cảo đã có thay đổi rất lớn. Ở thành phố, người dân rất ít khi tự làm nhân sủi cảo, thậm chí không còn tự gói sủi cảo. Mỗi khi đến ngày lễ tết, họ đến siêu thị mua, hoặc cả gia đình đến ăn ở nhà hàng. Cho dù là ở nông thôn, nơi lưu giữ tập quán ăn sủi cảo, nay cũng ngày một ít đi.
Hệ thống đặt vé máy bay trực tuyến www.abay.vn luôn cập nhật và cung cấp vé máy bay đi Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống cho phép khách hàng có thể so sánh gia ve may bay của hơn 100 hãng hàng không và book vé máy bay Trung Quốc một cách nhanh chóng qua hệ thống thanh toán tiện lợi với mức giá tốt nhất và đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng phục vụ 24/7.
T.Sáu, 22/04/2016 14:55