Lấn át Vietjet Air, VNA – Jetstar tạo thương hiện kép
Hồi tháng 5/2015 vừa qua, hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) sẽ triển khai hợp tác liên danh với Hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) tạo nên thương hiệu kép. Sự hợp tác này của 2 ông lớn Vietnam Airlines - Jetstar Pacific “đối chọi và cạnh tranh trực tiếp” với Vietjet Air. Trong giai đoạn đầu, VNA sẽ hợp tác liên danh trên tất cả các đường bay nội địa do JPA khai thác, sau đó sẽ tiếp tục hợp tác liên danh ...
Hồi tháng 5/2015 vừa qua, hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) sẽ triển khai hợp tác liên danh với Hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) tạo nên thương hiệu kép. Sự hợp tác này của 2 ông lớn Vietnam Airlines - Jetstar Pacific “đối chọi và cạnh tranh trực tiếp” với Vietjet Air.
VNA – Jetstar tạo thương hiện kép
VNA – Jetstar liên danh tạo thương hiện kép
Trong giai đoạn đầu, VNA sẽ hợp tác liên danh trên tất cả các đường bay nội địa do JPA khai thác, sau đó sẽ tiếp tục hợp tác liên danh trên các đường bay quốc tế do hãng này khai thác trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó hành khách sẽ có thêm sự lựa chọn khi mua vé của VNA, đi trên chuyến bay của JPA nhưng vẫn được hưởng chính sách hành lý miễn cước của VNA.
Ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng giám đốc Thương mại của TCT HKVN – CTCP cho biết, kế hoạch hợp tác liên danh giữa VNA và Jetstar nằm trong chiến lược phát triển thương hiệu kép VNA-JPA của TCT HKVN. "Với sản phẩm hợp tác liên danh mới, chúng tôi mong muốn mang lại cho khách hàng cơ hội đi lại bằng đường hàng không dễ dàng hơn với mức chi phí thấp hơn mà vẫn được sử dụng các dịch vụ ưu đãi khác biệt của hãng”, ông Thành nói.
Sự phối hợp này đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và lịch bay nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của khách hàng.
Một chín một mười
Việc ký kết hợp tác sâu giữa gần như VNA – Jetstar gần như bắt đầu “khai hỏa” cuộc chiến với Vietjet Air. Thế nhưng Vietjet Air cũng không phải là đối thủ hạng vừa. Vietjet Air có thị phần ngày càng lớn không chỉ thị trường trong nước mà có thể mở rộng hơn nữa ra quốc tế. Hiện Vietjet đã có đến 25 máy bay, thực hiện 150 chuyến bay mỗi ngày với 30 đường bay, phục vụ trên 10 triệu hành khách.
Vietjet Air cũng liên tục khẳng định vị thế của mình
Hãng này cũng đánh vào mục tiêu giúp khách đi đường bộ có thể chuyển sang đi máy bay, điều đó là lý do vì sao phân khúc thị trường giá rẻ 2 năm gần đây tăng trưởng 18-20%.
Sự “đối đầu” của 3 ông lớn nội địa mang đến lợi ích tối đa cho hành khách. Bạn có thể thấy được điều này khá rõ ràng khi theo dõi giá vé của các chặng bay nội địa trong những tháng gần đây. Không chỉ có các chương trình khuyến mãi mà giá vé sàn cũng giảm đáng kể.
Cùng ABAY.vn điểm qua 1 số chặng bay cao điểm:
Chặng bay | Hãng hàng không | Giá vé (đ) |
Hà Nội – Sài Gòn | Jetstar Vietjet Air Vietnam Airlines | 590.000 599.000 1.099.000 |
Hà Nội – Đà Nẵng | Vietjet Air Jetstar Vietnam Airlines | 199.000 370.000 650.000 |
Sài Gòn – Nha Trang | Vietjet Air Jetstar Vietnam Airlines | 99.000 199.000 600.000 |
Sài Gòn – Phú Quốc | Jetstar Vietjet Air Vietnam Airlines | 190.000 199.000 500.000 |
Hải Phòng – Đà Nẵng | Vietjet Air Vietnam Airlines | 299.000 699.000 |
Lưu ý: Đây là giá vé 1 chiều, giá vé chưa bao gồm thuế phí
Để biết thông tin chính xác tại thời điểm bay vui lòng truy cập ABAY.vn.
Sau việc hợp tác chặt chẽ hơn với VNA sẽ giúp Jetstar có thêm máy bay, vé máy bay, mức giá rẻ hơn, dịch vụ khách hàng được hưởng nhiều hơn... sẽ tạo thế cạnh tranh mạnh với lợi thế đội bay và số chuyến mà Vietjet đang có hiện tại. Và hy vọng trong thời gian tới cả 3 ông lớn tiếp tục tung ra những chương trình khuyến mãi tốt hơn phục vụ cho nhu cầu đi lại của hành khách.
T.Năm, 17/09/2015 10:11